Danh tiếng và tai tiếng qua các thời đại Herodotos

Herodotos là một bậc thầy kể chuyện.[34] Mọi nhà phê bình ở mọi thời đại đều phải ấn tượng trước lối viết bộc trực, dễ hiểu và đúng đắn của ông.[5]

Thucydides

Herodotos và Thucydides

Sau Herodotos, nhà sử học lớn kế tiếp của tộc Hy Lạp là Thucydides (khoảng 460 TCN - 400 TCN), soạn giả của bộ "Cuộc chiến tranh (trên bán đảo) Peloponnesus". Cuộc chiến này bắt đầu năm 431 TCN, lúc Herodotos còn sống, và chấm dứt năm 405 TCN, sau khi ông qua đời.

Nhiều người tin rằng Thucydides là học trò của Herodotos. Theo Marcellinus, trên núi Olympus, lúc nghe Herodotos đọc sử, Thucydides là chàng thiếu niên mới 15 tuổi, đã xúc động chảy nước mắt, nên được ông chú ý và quan hệ thầy trò đã khởi từ đấy.

Tuy nhiên, ngày nay không có tài liệu để chứng minh Marcellinus là ai, sống vào thời nào, ở đâu. Ngoài ra, trong sách của Thucydides cũng có đoạn chê Herodotos nên nhiều người nghi ngờ hoặc bài bác sự việc Thucydides là đồ đệ của ông.

Ctesias

Là một trong những nhà sử học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại,[35] nhưng Herodotos thường bị chỉ trích do ông thường coi những giai thoại là truyện thật. Một số nhà sử học tuyên bố chỉnh sửa những "lời nói láo" của Herodotos, chẳng hạn như Ctesias. Cùng với Herodotos và Xenophon, Ctesias là một trong những nhà sử học kiệt xuất đã viết về các cuộc chiến tranh của Đế quốc Ba Tư. Vào đầu thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Ctesias viết tác phẩm Persica nói về lịch sử Assyria và Ba Tư.[36] Trên thực tế, Ctesias chỉ lấy thông tin từ Herodotus và làm cho những sai lầm của ông trở nên hiển nhiên.[16] Nhà sử học Ctesias có những ghi nhận về cuộc đời và sự nghiệp bành trướng của Hoàng đế Cyrus Đại Đế có những điểm mâu thuẫn với Herodotos', chẳng hạn như về thắng lợi của ông vua này trong một cuộc chinh phạt người Saka, hoặc về cái chết của nhà vua. Sử cũ của Ctesias chỉ giống với Herodotos là cùng ghi nhận rằng, vua Cyrus Đại Đế tử trận khi ông ta kéo quân qua biên giới phía Đông.[37]

Aristotle

Triết gia Aristotle (384 TCN - 322 TCN) trong quyển Poétique gọi ông là nhà viết truyện thần thoại.

Cicero

Cicero, học giả và nhà chính trị của La Mã cổ đại (106 TCN - 43 TCN), trong tác phẩm Bàn về pháp luật (On the Laws, I, 1), ra mắt vào năm 52 TCN, đã gọi ông là vị Cha đẻ của môn Sử học. Có lẽ danh hiệu này bắt đầu từ đấy. Những thế hệ sau vẫn giữ vững cho ông danh hiệu này.[5]

Plutarch

Plutarch (46 - 125) tuy công nhận những cái hay của ông, nhưng cũng phán đoán ông là không công bình, và đã viết cả một quyển sách là "Gian ý của Herodotos" (De la mauvaise foi d'Hérodote) (tiếng Cổ Hy Lạp: Περὶ τῆς Ἡροδότου Κακοηθείας}} / Peri tês Hêrodotou kakoêtheias), để chứng minh rằng ông bất công với người Hy Lạp. Plutarch cũng chỉ trích ông là "Ông tổ nói láo".[38]

Lucian xứ Samosata

Nhà văn châm biếm người Assyria là Lucian xứ Samosata (125 - 180), trong tác phẩm châm biếm "Chuyện thật" (True History) đặt cả Herodotos lẫn nhà sử học đã phê phán ông - Ctesias - vào hòn đảo nơi những kẻ tội phạm bị trừng phạt. Lucian viết:[39]

Những tên phải chịu đau khổ nhất là những kẻ nói điêu khi chúng còn sống và viết những cuốn sử cũ dối láo; trong số đó có Ctesias xứ Cnidus, Herodotos và nhiều tên khác.
— Lucian xứ Samosata

Juan Luis Vives

Vào thế kỷ XVI, một nhà nhân đạo chủ nghĩa người Tây Ban NhaJuan Luis Vives có nhận định:[40][41]

Khi gọi ông là "Ông tổ nói láo", bạn có thể đúng đắn hơn những người gọi ông là "Người cha của Sử học".
— Tác phẩm Bàn về Kỷ luật, Quyển 12 (1531)

Henri Estienne và Juan

Thời Phục Hưng, học giả người Pháp Henri Estienne (1528 - 1598) viết một quyển sách trả lời lại sách của Plutarch: Tán dương Herodotos (Apologie pour Hérodote). Từ đó Herodotos lại dần dần được thiện cảm của công chúng.

Edward Gibbon

Tượng nhà sử học Herodotos tại thành Viên, nước Áo.

Nhà sử học người AnhEdward Gibbon (1737 - 1794), trong bộ tác phẩm "Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã" (tên tiếng Anh: The History of the Decline and Fall of the Roman Empire), (nhiều tập, phát hành trong các năm 1776 - 1789[42]), có ghi nhận:[4][43]

Herodotus, là người lúc thì viết truyện cho trẻ em, lúc thì viết sách cho nhà triết học.
— Edward Gibbon

Jean-Jacques Barthélemy

Vào năm 1788, tu viện trưởng Jean-Jacques Barthélemy, cho ra mắt quyển Chàng thiếu niên Anarchasis du lịch Hy Lạp (Voyage du jeune Anarchasis en Grèce), được công chúng thời đó hoan nghênh nhiệt liệt, biên rằng ông « đã mở vào mắt người Hy Lạp những quyển sử của vũ trụ mà con người biết được » (« ouvrit aux yeux des Grecs les annales de l'univers connu. »).

Thành phố Heracleion

Ngay từ năm 1584, bộ lịch sử của ông đã được dịch sang Anh ngữ, nhưng mãi cho đến thế kỷ thứ 19, những khám phá khảo cổ ngày càng làm tăng uy tín của ông[44]. Như thành phố Cổ Ai Cập Heracleion, mà ông đã viết rằng được xây dựng vào thời Tân Vương Quốc, và từ xưa bị coi là lời nói không có bằng cớ. Vào năm 1992 nhà khảo cổ người Pháp là Frank Goddio tìm thấy thành phố này, bị chìm dưới nước, gần Alexandria.

Các danh hiệu khác

Với những phát triển gần đây trên nhiều lãnh vực, người ta càng thấy chất lượng và độ chính xác cao nơi công trình của ông, nên người ta cũng đặt cho ông là người cha của nhiều bộ môn khác:

  • Nhân chủng chí (ethnography) [45]
  • Nhân chủng học (anthropology).
  • Phóng sự.
  • Thám hiểm.

Không những thế, ông cũng là nhà văn đầu tiên viết văn xuôi và được xem là cha đẻ của văn xuôi châu Âu.[5] Người ta cũng ca ngợi ông là một nhà địa lý học, nhà nghiên cứu truyền thống dân gian vĩ đại.[44]

Quan điểm ngày nay

Ngày nay vẫn có rất nhiều người công kích ông là người bịa truyện[46], hoặc là « ông tổ nói láo » (« Father of Lies »)[47],[48]. Ngược lại cũng có những người hâm mộ ông, chẳng hạn như câu lạc bộ « Những người bạn của Herodotos » [49] quy tụ để học hỏi và san sẻ nhau về kiến thức lịch sử.

Danh tiếng của Herodotos trở nên rất lớn. Bộ sử của ông trở thành một kiệt tác văn học và là một trong những công trình vĩ đại nhất đã được làm nên trong thế giới phương Tây. Gần đây, người ta trở nên ngưỡng mộ ông, đến mức họ dùng phân tích văn chương để cho thấy những giai thoại và những đoạn viết lạc đề của Herodotos gắn liền chặt chẽ với những mục đích lớn lao của ông.[44] Nhưng, có ghi nhận của ông cũng bị nhà sử học người Nga là Muhammad A. Dandamaev, trong tác phẩm "A political history of the Achaemenid empire" (BRILL, 1989) coi là mang tính chất tiểu thuyết.[50] Giáo sư Josef Wiesehöfer người Đức, trong tác phẩm "Ancient Persia from 550 B.C. to 650 A.D." (Azizeh Azodi dịch. Luân ĐônNew York, 1996) đã tích cực tham khảo các nguồn tư liệu của người Ba Tư khi viết về ba vị Hoàng đế Cyrus Đại Đế, Darius I và Xerxes I. Wiesehöfer ngờ vực về mức độ tin cậy của Herodotos cũng như những nhà sử học đồng hương với ông.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Herodotos http://ancienthistory.about.com/library/bl/bl_text... http://books.google.com/books?id=VrHER1jYzhIC&pg=P... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.iranchamber.com/history/herodotus/herod... http://www.isidore-of-seville.com/herodotus/ http://www.losttrails.com/pages/Tales/Inquiries/He... http://www.newyorker.com/arts/critics/books/2008/0... http://www.sacred-texts.com/cla/hh/index.htm http://www.loyno.edu/history/journal/1998-9/Pipes....